KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN ĐƠN HÀNG NHẬT BẢN

I.Kinh nghiệm phỏng vấn đơn hàng với người Nhật

Thông qua bài giới thiệu bản thân của bạn thì nhà tuyển dụng sẽ biết được những thông tin cơ bản về bạn. Sau đó nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi dành cho bạn. Để nhận được thiện cảm, tránh mất điểm trước nhà tuyển dụng, khi phỏng vấn đơn hàng đi Nhật bạn cần lưu ý một số điểm sau:

+ Thứ nhất: Giới thiệu bản thân nói to, rõ ràng. Luôn thể hiện vẻ mặt tươi tắn, vui vẻ . Điều này thể hiện bạn là một người khoẻ mạnh, có thái độ tích cực và hòa đồng. Do đó sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

+ Thứ hai: Hãy tự tin, bình tĩnh nhìn thẳng về phía nhà tuyển dụng, thể hiện thái độ đúng mực, chú ý nắng nghe câu hỏi và trả lời câu hỏi.

+ Thứ ba: Trả lời ngắn gọn, xúc tích vào đúng trọng tâm của câu hỏi. Tránh lan man, trả lời dài dòng. Điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng mệt mỏi và sẽ khiến bạn bị mất điểm trước nhà tuyển dụng.

+ Thứ tư: Bạn phải trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng theo như nội dung bạn đã viết trong CV (nếu có). Điều này thể hiện bạn là một người trung thực. Nếu bạn trả lời sai khác với nội dung đã viết trong CV thì bạn đang nói cho nhà tuyển dụng biết bạn là người nói dối và điều này là đại cấm kị.

+ Thứ năm: Tác phong đi đứng và ngồi phỏng vấn cũng rất quan trọng. Người Nhật Bản rất chú trọng đến lễ nghi. Do đó đây cũng là một điểm cộng dành cho bạn nếu bạn làm tốt được điều đó, và cũng có thể là điểm trừ nếu bạn cợt nhả và không nghiêm túc.

Trình tự thông thường của một buổi phỏng vấn như sau:

  1. Vào phòng phỏng vấn
  2. Chào hỏi và giới thiệu bản thân
  3. Những câu hỏi của nhà tuyển dụng và cách trả lời của bạn
  4. Câu hỏi của bạn cho nhà tuyển dụng

1.Vào phòng phỏng vấn

– Trước khi bước vào phòng phỏng vấn các bạn phải gõ cửa phòng 2 lần (ở Việt Nam cũng vậy nhưng không có quy định cụ thể là gõ cửa mấy lần. Đây là phép lịch sự tối thiểu khi vào phòng nhé).

– Khi khách nói “はい、どうぞ“ “hai, douzo” có nghĩa là “vâng, xin mời vào” thì bạn mở cửa phòng cúi người và nói ”しつれいします“ “ shitsureshimasu” có nghĩa là “Tôi xin phép ạ”.

– Đóng cửa nhẹ nhàng và giới thiệu về tên của mình “わたしは NGUYEN DUC TRUNG です。どうぞ、よろしくおねがいします“ “watashi wa NGUYEN DUC TRUNG desu. Douzo, yoroshiku onegaishimasu” có nghĩa là “ Tôi tên là NGUYỄN ĐỨC TRUNG. Rất mong nhận được sự giúp đỡ”

– Khi khách mời bạn ngồi, trước khi ngồi xuống ghế bạn nên nói lại một lần câu ”しつれいします“ “ shitsureshimasu” có nghĩa là “Tôi xin phép ạ”.

 

Bạn cần phải chú ý cách ngồi khi phỏng vấn

2.Chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật trong phỏng vấn

– Cúi người và chào khách

– Giới thiệu tên, tuổi, quê quán, gia đình

– Sở thích

– Nguyện vọng

* Cúi người và chào khách

-Trong lần gặp đầu tiên người Nhật thường có câu “はじめまして” “hajimemashite”

Có nghĩa là “ rất vui được gặp bạn”. Đây là cách chào hỏi phổ biến của người Nhật. các bạn hãy ghi nhớ nhé!

– Trong văn hoá cúi chào của người Nhật thường có 3 cấp độ: 15, 300 , 450. Tuỳ mức độ thân thiết mà người Nhật cúi chào theo cấp độ khác nhau. Đối với người đi phỏng vấn và lại là lần đầu gặp gỡ bạn nên chọn cách chào hỏi ở mức độ lịch sự nhất là cúi chào 450

– Khi chào hỏi cũng như trong suốt buổi phỏng vấn bạn nên thể hiện bằng khuôn mặt tươi tắn, nhìn thẳng vào đối phương với thái độ và ảnh mắt chân thành.

 

 

* Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

 – Giới thiệu tên:

“わたしは NGUYEN VAN A です。” “watashi wa NGUYEN VAN A desu”  “Tôi tên là NGUYỄN VĂN A”

– Giới thiệu tuổi:

“23歳です。”  “nijuusansai desu”  “Tôi 23 tuổi”

Cách viết và đọc một số độ tuổi
Độ tuổi Kanji Hiragana Cách đọc
19 tuổi 十九歳 じゅうきゅうさい juukuusai
20 tuổi 二十歳 はたち hatachi
21 tuổi 二十一歳 にじゅういっさい nijuuissai
22 tuổi 二十二歳 にじゅうにさい nijuunisai
23 tuổi 二十三歳 にじゅうさんさい nijuusansai
24 tuổi 二十四歳 にじゅうよんさい nijuuyonsai
25 tuổi 二十五歳 にじゅうごさい nijuugosai
26 tuổi 二十六歳 にじゅうろくさい nijuurokusai
27 tuổi 二十七歳 にじゅうななさい nijuunanasai
28 tuổi 二十八歳 にじゅうはっさい nijuuhassai
29 tuổi 二十九歳 にじゅうきゅうさい nijuukuusai
30 tuổi 三十歳 さんじゅっさい sanjussai

 

– Giới thiệu quên quán và nơi sống

“ハノイからきました。“ / Hanoi kara kimashita /  : Tôi đến từ Hà Nội

”ハノイにすんでいます“ / Hanoi ni sundeimasu / : Tôi sống ở Hà Nội

“わたしのふるさとはハノイです”/ watashinofurusato wa Hanoi desu / : Quê tôi ở Hà Nội

Bạn có thể sử dụng một trong ba câu giới thiệu về quê quán trên.

– Giới thiệu về gia đình:

“かぞくは5人です。” / kazoku wa gonin desu/:  Gia đình tôi có 5 người

* Sở thích:

– Mỗi người chúng ta đều có một hoặc một vài sở thích nào đó, bạn nên nói ra một vài sở thích của mình mà những sở thích đó không làm ảnh hưởng gì đến công việc ví dụ như: Chơi thể thao (bóng đá, cầu lông…), nghe nhạc, đọc sách, đi dạo…

Một số từ vựng thay thế:

1 およぎ / すいえい 泳ぎ/水泳 bơi
2 ダンス   Nhảy
3 うた Ca hát
4 おんがく 音楽 Âm nhạc
5 ピアノ   Đàn piano
6 ギター   Đàn guitar
7 えいが 映画 Xem phim
8 テレビゲーム   Trò chơi điện tử
9 どくしょ 読書 Đọc sách
10 さいほう 裁縫 May vá
11 ショッピング   Mua sắm
12 りょこう 旅行 Đi du lịch
13 つり 釣り Câu cá
14 スケートボード   Trượt ván
15 りょうり 料理 Nấu ăn

 

* Nguyện vọng

Bạn hãy nói lên nguyện vọng của mình là tôi muốn đi nhật bản làm việc, hãy chọn tôi đi!

きぼうはにほんではたらくことです。チャンスをください。/ kibou wa nihon de hataraku koto desu. chansu wo kudasai/ : Nguyện vọng của tôi là muốn đến nhật làm việc. Hãy chọn tôi đi!

Cuối cùng, kết thúc màn chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng câu:

どうぞ、よろしくおねがいします。/douzo, yoroshiku onegaishimasu / : Xin cảm ơn mà rất mong nhận được sự giúp đỡ

Trong tiếng Nhật thì đây là 1 câu thông dụng trong lần gặp mặt đầu tiên, thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và mong đối phương giúp đỡ mình. Đối với trường hợp giao tiếp thông thường như với bạn bè, không cần sự trang trọng, bạn có thể chỉ cần nói “よろしく” “Yoroshiku” .

 

 

Dưới đây là ví dụ về một bài chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật
はじめまして。 Rất vui được làm quen
わたしはNGUYEN VAN A です。 Tôi tên là Nguyễn Văn A
23さいです。 Tôi 23 tuổi
ハノイからきました。 Tôi đến từ Hà Nội
かぞくは5にんです。 Gia đình tôi có 5 người
わたしのしゅみはサッカーです。 Sở thích của tôi là bóng đá
きぼうはにほんではたらくことです。 Nguyện vọng của tôi là muốn đi Nhật Bản làm việc
チャンスをください。 Hãy cho tôi cơ hội
どうぞ、よろしくおねがいします。 Xin cảm ơn và mong nhận được sự giúp đỡ

 

3.Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

* 日本に行く目的は何ですか? / Nihon ni iku mokuteku wa nan desuka? / : Mục đích đi Nhật Bản của bạn.

Câu hỏi này thường là câu hỏi đầu tiên mà nhà tuyển dụng dành cho bạn. Người Nhật rất thích những người siêng năng, ham học hỏi. Do đó, ngoài mục đích kiếm tiền thì bạn nên thể hiện mục đích muốn học hỏi kinh nghiệm làm việc, kỹ thuật của nhật bản, muốn học tiếng Nhật, tìm hiểu về văn hóa lối sống của người nhật  …

* 先程の実技試験はどうと思いますか?/ Sakihodo no jitsugishiken ha dou to omoimasuka / : Bài thi thực hành vừa rồi em thấy thế nào?

*  現在の仕事は何ですか? /Genzai noshigoto ha nandesuka./ : Công việc hiện tại của bạn là gì?

Nếu bạn đang đi làm thì trả lời đúng công việc mình đang làm, nếu bạn chưa có việc làm thì nên trả lời là đang phụ giúp công việc cho bố mẹ ví dụ như làm nông nghiệp

* 残業が有りますか?: Công việc của bạn có làm thêm không?

* 一ヶ月の給料はいくら貰いますか?/ ikkagetsu no kyuryo ha ikura moraimasuka / :  Lương tháng của bạn?

*現在、仕事がとても忙しいので、毎日残業があります。一日に何時間ぐらい残業ができますか?/Genzai, shigoto ga totemo isogashiinode, mainichi zangyo ga arimasu. Ichinichi ni nanjikangurai zangyo ga dekimasuka?/ : Hiện tại công việc của công ty làm thêm rất nhiều, một ngày bạn có thể làm thêm được mấy giờ.

* 日本のことについて、何を知っていますか?/ Nihon no koto ni tsuite nani ga shitteimasuka?/:  Bạn có hiểu biết gì về Nhật Bản

* 日本に友達とか、親戚がいますか?/ nihon ni tomodachi toka shinseki ga imasuka?/ : Hiện tại bạn có người thân hay bạn bè đang ở Nhật Bản không?

*もし、日本へ行ったらずっと三年間ベトナムへ帰れないですが大丈夫ですか。/Moshi nihon he ittara zutto sannenkan betonamu he kaerenai desuga daijobu desuka?/ :  Nếu đi Nhật suốt 3 năm, bạn không được về Việt Nam thăm gia đình, vậy bạn có chấp nhận không?

* ずっと3年間日本に行って、子供と会えないですが大丈夫ですか?

/Zutto sannenkan nihon ni itte kodomo to aenai desuga daijobu desuka?/ : Nếu bạn là người đã có gia đình và có con nhỏ: Em đi suốt 3 năm như vậy, không được gặp con cái thì có sao không?

* 3年間日本で貯めたお金で帰国してから何をしたいですか。

/Sannenkan nihonnde tametaokane de kikokushitekara nani wo shitai desuka?/ : Số tiền bạn tiết kiệm 3 năm bên Nhật, sau khi  về Việt Nam bạn dự định làm gì?

*  共同生活経験をありますか?/ Kyodo sekatsu keiken ga arimasuka? / :  Bạn có kinh nghiệm sống tập thể không?

* 短所と長所を教えて下さい。 / Tansho to choushou wo oshietekudasai/ :  Bạn hãy nói về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình?

II.Trong công việc và đời sống hàng ngày

Trong tiếng Việt, khi chào hỏi ai đó chúng ta không phân biệt thời gian trong ngày. Tuy nhiên trong tiếng Nhật, trong 1 ngày sẽ chia ra làm 3 khoảng thời gian tương ứng với các câu chào khác nhau.

“おはようございます” “Ohayou”/”Ohayou gozaimasu  (Chào buổi sáng) – Thường dùng vào thời gian trước 11h trưa.

“こんにちは” “Konnichiwa” (Chào buổi chiều) – Thường dùng vào thời điểm trước 5 giờ chiều.

”こんばんは” “Konbanwa” (Chào buổi tối) – dùng vào thời điểm sau 5 giờ chiều cho đến nửa đêm

 

Bạn cần phải xác định thời điểm để dùng từ cho hợp lý

 

Tuy nhiên phân chia thời gian này chỉ mang tính chất tương đối. Bạn có thể sử dụng “Ohayo” để chào một người vào buổi chiều hay buổi tối nếu đó là lần đầu bạn gặp họ trong ngày. Nếu bạn đi làm ca đêm, khi đến công ty gặp mọi người bạn có thể chào “Ohayo”. Hay “Konichiwa” còn có nghĩa là “Xin chào” nên có thể sử dụng chào cho bất cứ thời gian nào trong ngày.